MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ “CHỮ NGHIỆP”
TRONG TRUYỆN KIỀU
Các bạn thân mến! Tuy mình đọc truyện Kiều của Nguyễn Du chưa được nhiều, hiểu chưa được bao nhiêu, nhưng mình có một vài suy nghĩ muốn nói về “chữ nghiệp” cũng như “chữ tài chữ mệnh ” trong truyện Kiều.
Trước hết, mình xin có môt vài suy nghĩ về chữ “nghiệp”
Vậy nghiệp là gi?
Nghiệp là hành động có tác ý. Khi người ta hành động có chủ ý hướng về đâu thì tạo ra nghiệp. Tiếng Phạn (Ấn Độ) gọi hành động có tác ý là Karma. Người Trung Hoa dịch là Nghiệp.
Các bạn mến! Chữ nghiệp ở trong Phật giáo là nói tới định luật nhân quả “nghiệp báo” trong Kinh Tạp Ahàm có ghi: “Đã gieo giống nào sẽ gặt qủa ấy. Hành thiện sẽ thâu quả lành. Hành ác sẽ gặt quả dữ”...
Có thể nói dược rằng khi đọc truyện Kiều không ai trong chúng ta lại không nghĩ tới cái tuyệt vời của văn chương Nguyễn Du, trong đó giàu tính nghệ thuật như: tả cảnh, tả người cả hình thái lẫn tâm lý, kể truyện v.v...
Xét về văn chương Việt Nam, tôi thiết nghĩ: trước ông đã không ai bằng, mà sau ông chắc cũng chẳng ai hơn.
Nhưng khi Nguyễn Du quan niệm chữ Nghiệp trong phần kết, hình như có rất nhiều người dị ứng về quan niệm này.
“Ngẫm thay muôn sự tại Trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần, phải phong trần,
Cho thanh cao, mới được phần thanh cao”.
(Truyện Kiều: câu 3241-3244).
Khi đọc 4 câu thơ này ta có cảm nghĩ hình như Nguyễn Du chủ trương thuyết định mệnh. Trong bài cảm đề truyện Kiều của Phạm Quý Thích cũng đồng quan điểm như vậy.
“Cho hay những kẻ tài tình lắm,
Trời bắt làm gương để thế gian”.
Nếu như thuyết định mệnh là một chân lý không thay đổi được, mọi sự đều do trời định sẵn, thì cuộc đời chẳng đáng buồn lắm hay sao? Vậy ta còn gì là tự do; vấn đề đạo đức, tu đức sẽ vô nghĩa làm sao?
Vậy, chúng ta thử tìm hiểu xem Nguyễn Du có chủ trương thuyết định mệnh nghiệt ngã như vậy không nhé.
Nhiều người cho rằng Nguyễn Du là một nhà Nho, sống vào thời Lê mạt; vì thế mà Nguyễn Du chịu ảnh hưởng của hai triết thuyết Nho, Phật; bên cạnh đó Nguyễn Du còn thấm nhuần tư tưởng tiêu dao của Lão, Trang. Như thế, trong truyện Kiều có đủ tư tưởng Tam Giáo Đông phương: Nho, Phật, Lão.
Nhưng ở đây hình như Nguyễn Du đã dùng chữ Nghiệp trong triết lý của đạo Phật. Ta đọc lời của Nguyễn Du trong phần kết truyện Kiều tiếp theo sau 4 câu trơ trên đây nhé:
“Có đâu thiên vị người nào,
Chữ tài, chữ mệnh, dồi dào cả hai.
Có tài, mà cậy chi tài?
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn Trời gần, Trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta.
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài!”
(câu 3245-3252)
Khi đọc những câu thơ trên chúng ta thấy Nguyễn Du không hề quan niệm Nghiệp là một quy luật nghiệt ngã áp đặt vô cớ trên thân phận con người một cách vô lý như thuyết “định mệnh” chủ trương. Trái lại Nghiệp là một hành vi thuộc về sự tự do của con người, cho nên không thể nói Trời thiên vị ai: cho người này mệnh tốt, người kia mệnh xấu. Con người có tự do tạo nghiệp thì cũng có tự do cải nghiệp.
Chúng ta thấy được cái nét độc đáo của Nguyễn Du theo như học giả Nguyễn Đăng Thục đã viết: “cái thực tại bên trên thế giới hữu hình danh, sắc, tướng ấy không phải là một vấn đề biện chứng bằng suy luận” Phật Giáo không nói tới, thì Nguyễn Du đã đã gọi “thực tại bên trên” ấy là Trời. Tuy nhiên không thể hiểu những câu:
“Ngẫm hay muôn sự tại Trời
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần, phải phong trần,
Bắt thanh cao mới có phần thanh cao”
Như vậy, chữ nghiệp của Nguyễn Du cần phải được giải thích gắn liền với chữ tài và chữ mệnh.
Chữ tài, chữ mệnh.
Lân sau chúng ta cùng tìm hiểu về chữ tài chữ mệnh trong truyện Kiều của Nguyễn Du các bạn nhé.
Chúc các ban có nhiêu niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét