MẶC CẢM
Các bạn thân mến! Trong cuộc sống hôm nay nói chung, thế hệ trẻ chúng ta nói riêng, vấn đề mặc cảm dường như ít ai quan tâm nhắc tới. Chính vì thế, hôm nay tôi muốn mượn lời của một số nhà phân tâm học, cũng như một vài suy nghĩ của bản thân, để nói lên đôi dòng suy tưởng về vấn đề mặc cảm. Vậy, mặc cảm là gì? Nội dung của mặc cảm hệ tại ở đâu? Và đứng trước những mặc cảm chúng ta phải có thái độ, phản ứng như thế nào...? Đó là những vân đề mình muốn cùng các bạn chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Mặc cảm là gì? Theo Hesnard: “Mặc cảm” là một hệ thống ý tưởng không thể xuất hiện thành ý nghĩa trong tâm thức, vì thế, người ta không hay biết, nhưng nó tác động ảnh hưởng đến thái độ của người ta.
Đối với Jung, mặc cảm chỉ một yếu tố tâm thần có tinh lực hùng hậu, nó hoạt động một cách tự trị không chịu sự kiểm soát của ý thức. Nó thừa lúc người ta thiếu kiểm soát, thiếu tự chủ, tràn vào bao vây tâm thức và thúc đẩy người ta có những câu nói, có những cử chỉ làm sai lệch thái độ bình thường.
Vd: Người thiếu tình cảm, nhút nhát, ngại ngùng, mắc một thứ mặc cảm nguy hiểm; khi phải đối diện với một người có uy thế hơn mình, giàu có hơn mình...họ tìm cách lảng tránh và khéo tìm cớ như: Tôi mắc bận, anh ấy, cô ây...cũng chẳng cần gặp tôi...Nếu có “bồ” là bạn trai, hay bạn gái, họ không dám tra hỏi cho biết những sự nghi ngờ của họ, họ âm thầm nuốt tình trạng cay đắng. Nhưng nuốt không trôi, tiềm thức sẽ bao vây họ khiến họ trở nên lầm lì, gay gắt, hờn dỗi, chua chát, khắc khoải. Qua khái niện trên phần nào cho ta hình dung được thế nào là mặc cảm. Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem mặc cảm có nội dung ra làm sao nhé.
Nội dung của mặc cảm.
Các bạn thân mến! Tôi thiết nghĩ, nội dung của “mặc cảm” thường là hậu quả của những đòi hỏi trước đây không được thỏa mãn hay của những tác động sai lệch của bộ máy tâm thần, những đòi hỏi “ấy ấy” không được ta biết đến.
Thường khi chúng ta có điểm yếu về thể chất, chúng ta tỏ ra không thua kém ai. Chúng ta quan trọng hóa khuyết điểm làm như chỉ có nó là tất cả. Do đó chúng ta có thái độ mặc cảm tự ti.
Những người có “cái tôi” yếu ớt, bị chi phối bởi những tình cảm, tính người của họ thiếu vững chắc, thiếu nhất trí, họ bị dày vò bởi nhiều mặc cảm làm cho tinh thần suy nhược. Họ đưa những mặc cảm ra ngoài, họ bị kiềm tỏa của bởi những mãnh lực tối tăm, không còn tự do hành động vì học chỉ nghĩ đến những điều có liên hệ tới mặc cảm của họ: Từ đó nãy sinh những ý tưởng, những ảo ảnh kỳ lạ làm bối rối tinh thần, đưa đến tình trạng suy nhược thần kinh.
Thế nhưng, khi nhìn lại tôi thấy cũng khó nhận biết được nội dung của “mặc cảm”: Bởi vì, sự dồn nén, mặc cảm phạm tội hay ý muốn thầm kín, chỉ có “hội ý tự do” cho phép nhận định vai trò của một mặc cảm trong đời sống tâm tình của một người. Hình thức này thường dùng để thẩm vấn tội nhân, hoặc ở những trung tâm cải huấn thiếu niên.
Mặc cảm có thể chứa đựng tiềm năng của một người, tiềm năng đó chỉ muốn hướng ra ánh sáng.
Mặc cảm còn chứa đựng những thảm kịch tâm tình chưa giải quyết được, bởi vậy trong tiềm thức lại phát sinh những xung đột khác. Đó có thể là một cố gắng để sửa chữa những sai lệch của con người không thích ứng được với nội tâm và ngoại giới.
Mặc cảm không ngụ ý chê bai. Tôi nghĩ, ai cũng có mặc cảm, chính vì ai cũng là môi trường của những hoạt động tâm thần tượng trưng cho đời sống.
Như vậy, mặc cảm chỉ là một hiện tượng bình thường có thể gây ra những bệnh nhẹ. Trường hợp gây ra bệnh nặng là trường hợp con người bị mặc cảm làm sai lệch không còn thái độ bình thường hay con người không thích ứng được với những hiện tượng mới phát sinh vì sự xung đột nội tâm.
Theo Jung, đôi khi mặc cảm cũng là một cách khuyến khích người ta cố gắng hơn để vượt hoàn cảnh và thành công.
Tôi chúc tất cả các bạn vượt qua được những mặc cảm, tự ti, để thành công tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
bạn nói rất đúng. tôi cũng đang bị những mặc cảm do bị trầm cảm gây nên. liệu tôi có thể thoát khỏi không?
Trả lờiXóa