Khi nói về Gióp đây là một áng văn chương kiệt tác trong phong trào khôn ngoan Cận Đông, dưới hình thức đối thoại, bàn về sự báo oán, quan niệm thưởng phạt. Sách Gióp không phải là một khảo luận lý thuyết về khổ đau của người vô tội, nhưng kể lại kinh nghiệm đau thương của một người không có lỗi gì mà phải hứng chịu mọi khổ đau thân xác và tinh thần. Khuôn mặt quái ác của sự dữ và khổ đau đổ ập trên cuộc đời khiến các liên hệ của Gióp đối với Thiên Chúa, đối với bạn bè thân thuộc bị khủng hoảng. Phải chăng là bạn bè của Gióp đã giam hãm Thiên Chúa trong sự xơ cứng của công bình giao hoán. Như vậy “người như Gióp vô tội phải chịu đau khổ” không còn ý nghĩa gì nữa. Vì con người bóp méo, nặn ra Thiên Chúa. Con người mà đau khổ như Gióp là ý tưởng xuyên suốt của sách Gióp.
Có hai anh em nhà nọ đang tập đóng kịch cho đêm chầu lượt tại một xứ miền Bắc. Thằng em đóng vai Đức Giám Mục, còn thằng anh đóng vai Đức Hồng Y tổng Giám Mục. Thằng em hỏi thằng anh. Anh trai, nếu người ta bầu anh làm Giáo Hoàng thật anh có làm không? Thằng anh bảo, khi nào Giáo Hoàng đổi thành Giáo Tông thì tao làm. Thằng em hỏi lại, tại sao? Thằng anh cười khì ra bảo, vì Giáo Tông là Giống Tao. Keke
Một hôm có một Sr Dòng Mến Thánh Giá mang y phục đi lễ. Một anh thanh niên mới hỏi. Sr ơi Sr cho con hỏi, Tại sao Sr treo tượng Thánh giá nghiêng nghiêng một bên mà không treo giữa cho cân hả Sr. Sr đáp, anh không biết sao? Chúa chết trên đồi mà lị. Keke
“Câu chuyện con Thiên Chúa làm người, nếu chỉ nghe qua không được giải thích tường tận, thì người ta có cảm tưởng đó chẵng qua cũng chỉ là một chuyện tương tự như chuyện tiên giáng trần, thần hóa thân, không hơn không kém, chỉ khác ở những màu sắc khung cảnh Do thái mà thôi”. Nhưng trong thực tế, câu chuyện Thiên Chúa làm người hay Con Thiên Chúa nhập thể làm người đã được nhiều triết gia cũng như nhiều thần học gia mang ra nghiên cứu, mổ xẻ và phân tích, như tiên tri Isaia đã diễn tả: “cũng như bao kẻ sửng sốt khi thấy tôi trung của Ta mặt mày tan nát chẳng ra người, không còn dáng vẽ người ta nữa...” (Is 52, 14).