Nỗi niềm xa xứ

Thủy

Thủy

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

YÊU MẾN KẺ THÙ LÀ ĐIỂM CỐT THIẾT CỦA ĐẠO KITÔ GIÁO


“Yêu mến kẻ thù là cốt thiết của đạo Kitô giáo.

Mở bài
Có một thứ tình mà ai cũng muốn có, đó là tình yêu. Nhưng có một thứ yêu mà ai dám sống cũng đều phải trả một giá đắt đỏ, đó là “lòng yêu kẻ thù”.
Ở bình diện đạo lý, lòng yêu ấy là điểm độc sáng của Tin mừng; là niềm tự hào của người Kitô hữu; là hướng phấn đấu của người muốn sống thánh thiện. Nhưng ở bình diện thực tiễn, lòng yêu ấy lại là giáo án khó “nuốt” của người muốn sống Tin mừng; là bài toán khó giải của người muốn làm muôn đệ Đức Giêsu hoặc là bài học dễ quên của người tập sống nhân đức.
Người chưa gặp hoặc chưa sống lòng yêu ấy có thể nói về nó một cách say mê nhưng người đã gặp hoặc đã sống lòng yêu ấy mới cảm nhận được nỗi đắng cay ê chề của nó.
“Về lý thuyết, nó là chiều cao dịu ngọt của lòng nhân ái nhưng trên thực tế, nó lại là vực sâu cay đắng, cay đến nỗi có người nghĩ rằng tình yêu ấy chỉ dành cho những bậc thánh nhân chứ người phàm hoặc người bình thường thì làm sao chịu được” (ĐGM Giuse Vũ Duy thống).
“Về lý thuyết, nó là chiều cao ngút ngàn của sự thánh thiện nhưng trong thực hành, nó lại là hố thẳm đắng chát, đắng đến độ có người cho rằng tình yêu ấy chỉ có ở đời sau chứ đời này xem ra không thể” (ĐGM Giuse Vũ Duy Thống).
Nhưng chỉ sống ở đời này, người ta mới cần được mặt trời và mặt trăng chiếu sáng; chứ ở đời sau, người ta lại không cần được mặt trăng và mặt trời chỉ đường. Thế mà ở đời này, Thiên Chúa “đã cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt 5,45) nên việc chúng ta phải “yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi mình” như lời Đức Giêsu dạy lại là một bổn phận bắt buộc nếu chúng ta muốn nên hoàn thiện, mặc dù đây có thể là một bổn phận nghịch thường nhưng chắc chắn không là nghịch lý. Và chúng ta có thể nêu lên sự nghịch thường của bổn phận ấy trong ba đặc tính sau:

1.   Về mức biên độ
Bổn phận “yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi mình” bao giờ cũng vượt quá ranh giới biên độ của luật công bình hay sự sòng phẳng. Theo đó, yêu người mình thương; yêu người mình thích là dấu hiệu trái tim còn khởi động và còn hoạt động. Nhưng sự khởi động và hoạt động này nhiều khi rất khó hiểu, vì “khi mở ra thì bao la ngàn trùng. Nhưng khi khép lại thì vô cùng chật hẹp. Khi thao thức thì vô cùng nhanh nhạy, chỉ một thoáng nhìn, chỉ một âm thanh mơ hồ cũng đủ làm xao xuyến, rộn ràng. Nhưng khi ngủ yên thì vô cùng chai cứng, chậm chạp, dù có đập vào mắt, dù có hét vào tai, người ta vẫn cứ lạnh lùng, dững dưng” [1].
Cứ theo nhịp này, người ta sẽ khó có khoảng trống cho tình yêu kẻ thù, vì trái tim khi ấy đã được bao bọc bởi lẽ công bình hay luật đồng điệu hoặc tương xứng. Nhưng khi Đức Giêsu xuất hiện, Ngài đã làm bung vỡ vỏ bọc đó để giải phóng trái tim nhân loại và đưa trái tim ấy vào quỹ đạo nhịp đập của trái tim Ngài. Từ đây, trái tim nhân loại không còn đập theo hai nhịp của “ơn oán” nữa mà chỉ còn đập theo một nhịp duy nhất là nhịp “tình yêu”. Đó là nhịp của tình yêu phổ quát chẵng từ ai và không xếp loại bạn thù. Đó là nhịp đập của tình yêu không để cho sự sòng phẳng của “ân oán” chi phối mà là do Tin mừng hướng dẫn. Bởi đó, bổn phận yêu kẻ thù phải được liên kết với việc cầu nguyện cho mình và cho họ, vì chúng ta không thể yêu họ chỉ bằng tình yêu của chúng ta mà còn phải yêu họ bằng tình yêu của Thiên Chúa. (Do đó)

2.    Xét về mặt thực hành
Bổn phận “yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi mình” bao giờ cũng phải vượt quá khuôn khổ của nghệ thuật ứng xử hay giao tiếp. Theo đó, trong nghệ thuật xử thế, người ta có thể khuyên dạy nhau rằng: “yêu ai thì cũng phải biết cái xấu ở người ấy và ghét ai thì cũng nên biết cái tốt ở nơi họ”. Tích cực hơn, người ta có thể đọc được lời dạy của Đức Phật là: “lấy oán báo oán, oán oán chập chùng; lấy đức báo oán, oán oán tiêu tan”.
Thế là trong nghệ thuật xử thế, người ta chủ trương cố gắng tìm cách tôn cái đức, cái đẹp và xua cái oán, cái xấu. Nhưng người ta sẽ nhanh chóng nhận ra rằng mình không dễ loại trừ được thù oán.
Như vậy, dựa theo khuôn khổ của nghệ thuật ứng xử hoặc “thuật đắc nhân tâm”, người ta vẫn có thể thi hành được bổn phận “yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi mình”.(vì thế)

3.   Xét về mặt bản chất
Bổn phận “yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi mình” chính là phương thế duy nhất cốt thiết của người Kitô giáo nhằm giúp người ta đạt đến sự thánh thiện. Theo đó, đây không phải là bổn phận lận đận mà là sự thân cận thánh thiện. Đây không phải là một bổn phận cay đắng mà là sự “thay trắng” tâm hồn. Đây cũng không phải là một bổn phận làm vắng niềm vui mà là sự trui rèn nhân đức. Bởi đó, dẫu thuật xử thế không đặt tên và luật công bình không nhắc đến nhưng bổn phận này vẫn có thật trong giới luật yêu thương của Đức Giêsu. Đồng thời cũng chính Ngài đã mở ra hướng thánh thiện được quy chiếu vào trong tình yêu của Thiên Chúa, khi Ngài mời gọi mọi người “hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48).
Với sự quy chiếu này, người ta sẽ không “yêu kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ ngược đã mình” để chỉ được hòa giải mà còn vì tình yêu Chúa, khi thấy Chúa Cha đã cho nắng, cho mưa đổ xuống trên cả người lành, kẻ dữ; còn Chúa Giêsu đã không những tha thứ cho kẻ giết mình mà còn muốn bênh đỡ và cầu nguyện cho họ rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34); trong khi Chúa Thánh Thần lại là Đấng Thánh Hóa và là tác giả của mọi công trình canh tân đổi mới trong tâm hồn con người.
Đây chính là nguồn sống của những tình yêu đặc biệt dành cho những “kẻ thù nghịch” và cũng là thước đo chiều dài của đường hoàn thiện nơi mỗi người chúng ta. Ai trong chúng ta cũng có và cũng là “thù nghịch” của người khác, tùy mức độ ít nhiều, nếu chúng ta hiểu bóng dáng của những thù nghịch ấy là sự bất đồng, bất hợp, bất tương, bất xứng hoặc là sự bất hòa, bất hiếu, bất công, bất thuận. Khi chúng ta hiểu ra được yêu kẻ thù” và bản chất của những thù nghịch ấy, chúng ta mới thấy được điểm sáng của Tin mừng, và là điểm cốt thiết của đạo Kitô giáo. Vậy đâu chính là điểm cốt thiết đó?

4.      Điểm cốt thiết của đạo Kitô giáo
“yêu mến kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ ngược đãi mình” đây chính là điểm cốt thiết và là điều khác hẳn với mọi tha thứ bên ngoài của trần gian này.
Tại sao vậy? Thưa vì, ngày xưa luật dạy: “mắt đền mắt, răng đền răng”.
Trong xã hội hôm nay cung không khác người xưa: “ăn miếng trả miếng”
Nhưng, khi Chúa Giêsu đến Ngài dạy: từ nay, phải khác đi, là không được báo thù, nếu đánh má bên trái thì đưa luôn má bên phải. Và điều đó là dấu chỉ của con cái Cha trên trời: Quả thật! Nước Thiên Chúa có đó, và người tin sống được như thế. Từ đó, sẽ kéo đến những thái độ thực tiễn: Một sự dửng dưng đối với kẻ thù đã là tang chứng của việc mình không yêu mến.
Chỉ có yêu mến, một lòng yêu mến thật trong lòng mới có thể diệt bỏ được sự hận thù.
Ta nên hiểu, hận thù và ghen nghét ở đây chính là một thứ vi khuẩn gặm nhấm con tim làm thối rữa nội tại của con người.
Và việc chữa lành là chúng ta phải tức khắc khao khát sự cứu rỗi: “Vậy nếu ngươi dâng của lễ nơi Bàn thờ, và ở đó nhớ ra anh em có điều bất bình với ngươi, ngươi hãy đặt của lễ đó trước Bàn thờ, mà đi làm hòa với anh em ngươi trước đã, rồi bây giờ hãy đến mà dâng lễ vật của ngươi” (Mt 5,23-24).
Qua đó, chúng ta hiểu, kẻ thù, nhờ mầu nhiệm Chúa Kitô có mặt, mà được diễn ra như người đồng loại của tôi, mời gọi lòng yêu mến của tôi; và trong mức độ người đó càng hại tôi, thì càng đòi hỏi tôi phải lo đến phần phúc cứu rỗi của họ, họ như thể trong lâm nguy vậy (thiêng liêng): ai càng làm hại mình thì như thể người đó càng trong khốn khổ thiêng liêng thật, và càng là lời kêu cứu để lòng mến của Thiên Chúa xuống trên họ qua lòng yêu mến của mình.
Ai làm như thế, người đó nên công chính!
Tóm lại: Yêu thương là bác ái – bác ái là Tin Mừng – Tin Mừng là Chúa Giêsu – mà Chúa Giêsu dạy ta qua Tin Mừng của Ngài là phải yêu thương kẻ thù! Ngài nói nếu các con chỉ yêu thương những người vừa ý các con, thì các con hơn kẻ không Kitô giáo được cái gìKết luận
Khi mời gọi chúng ta “hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi mình” (Mt 5,44); để chúng ta được nên hoàn thiện, Đức Giêsu đã chứng thực với chúng ta rằng Chúa Cha yêu thương mọi con cái Ngài, dù đó là những người con đáng thưởng hay đáng trách. Nhưng chúng ta cũng biết rõ rằng bổ phận phải sống yêu thương đối với chúng ta thật khó khăn biết bao, đặc biệt khi phải thể hiện sự yêu thương và kính trọng với những người chúng ta không hợp, không thích.
Xuyên qua đó, cho chúng ta thấy được “yêu mến kẻ thù” nó mang tính thần học sâu sắc. Sâu sắc ở chổ là phải tha thứ tận đáy lòng. Đây cũng là điều tiên quyết để chúng ta được Chúa tha thứ. Báo thù bất kỳ dưới hình thức nào tự bản chất là phản lại mạc khải về tấm lòng của Thiên Chúa mà chúng ta đã đón nhận.
Dấu chỉ để tha thứ là “cầu nguyện cho họ”. Phải hiểu cầu nguyện như là khát vọng, mong mỏi kéo cái phúc của Thiên Chúa trên đời của họ, phúc cứu rỗi và sự lành trong cuộc sống.
Vậy chúng ta cùng cố gắng phấn đấu và xin Chúa giúp chúng ta chu toàn tốt bổn phận yêu thương đặc biệt này.


[1] Đức TGM Ngô Quang Kiệt, Chia sẻ Tin mừng Chúa Nhật, Năm A, tr. 204-205

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét